Nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024) và Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2024 do Công đoàn cấp
trên phát động, từ
ngày 4 -8/3/2024, các cô giáo trường THCS Lê
Hồng Phong đã đến lớp, đến trường trong các bộ áo dài thướt tha đủ sắc màu. Ngôi trường, lớp học như đẹp hơn trong những ngày này, các em học
sinh cũng thấy được nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc qua tà áo dài thướt tha.
Tiền
thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo Giao Lĩnh. Sau đó, đến thế kỷ thứ 17, áo dài được
cách điệu thành kiểu áo tứ thân để thuận tiện cho phụ nữ lao động và sản xuất.
Ở thời vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Liên tiếp sau đó là các kiểu áo
dài Lemur, áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan. Đến năm 1970, áo dài truyền thống Việt
Nam mới ra đời và hoàn chỉnh cho đến ngày nay. Trải qua các thời kỳ, chiếc áo dài có sự biến
đổi với nhiều chất liệu, kiểu dáng từ hiện đại đến phá cách. Các nhà thiết kế
còn cách điệu áo dài thành áo cưới, áo cách tân với nhiều chi tiết phức tạp,
cầu kỳ, đính cườm, đính đá, thêu công phụng v.v…
Dù có
biến tấu thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vẫn
còn giữ vững nét kiêu sa, uyển chuyển, kín đáo mà không một bộ trang phục nào
có thể thay thế. Với xu
hướng cuộc sống năng động, các nhà thiết kế đã cách
điệu kiểu dáng của áo dài
truyền thống với tà áo ngắn hơn, tay áo, cổ áo và thậm chí là quần mặc chung cũng
có vài nét thay đổi. Sự đa dạng, phong phú này cũng mang đến cho phụ nữ Việt
nhiều sự lựa chọn mới.
Xuôi
theo dòng chuyển động của thời gian, áo dài đã có nhiều biến tấu với các đường
nét cách tân cho phù hợp với xu hướng. Dù có thay đổi như thế nào thì áo dài
vẫn còn nguyên nét đẹp nền nã, tinh tế và vẫn giữ trọn vẹn ý nghĩa áo dài
truyền thống Việt Nam. Trải
qua hơn hàng ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp,
chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của dân tộc. Áo dài chính là một
phần văn hóa gói trọn tinh thần của dân tộc Việt Nam. Những người phụ nữ Việt Nam luôn ưu ái sử dụng áo dài trong những sự
kiện đặc biệt bởi áo dài vừa tôn lên nét đẹp của người phụ nữ nhưng vẫn giữ được nét sang trọng, kín đáo và quý phái. Mặc
lên mình chiếc áo dài, trong lòng mỗi người đều dâng lên niềm tự hào dân tộc, niềm
kiêu hãnh khi là một người dân nước Việt.
Trong “Tuần lễ áo dài năm 2004”, BCH Công đoàn nhà trường đã tuyên truyền đến cán bộ giáo
viên, nữ công nhân viên chức lao động về ý nghĩa, giá trị của áo dài trong đời
sống xã hội hiện nay. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân
tộc, di sản văn hóa trong lòng mỗi con người Việt. Đặc biệt đối với ngành Giáo
dục, mỗi nữ giáo viên khi đến trường, chiếc áo dài càng trở nên ý nghĩa hơn bởi
nó lan tỏa những nét đẹp đến với các em học sinh. Đồng thời khơi dậy niềm tự hào, tình yêu của các em với văn hóa truyền thống của đất nước.
Với việc hưởng
ứng “Tuần lễ Áo dài”, trường THCS Lê Hồng Phong
đã góp phần tạo
hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về lịch sử, giá trị của áo dài Việt
Nam, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người
trong việc gìn giữ, phát huy di sản văn hóa này.
Có thể nói, áo dài mang đậm nét tâm hồn dân tộc và dù bất cứ
ở nơi đâu chiếc áo dài luôn là niềm tự hào của người Việt. Tuần
lễ áo dài Việt Nam năm 2024 đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta niềm tự
hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam, góp phần bảo tồn,
phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.